Thuế suất GTGT hàng nông sản, thủy sản, trồng trọt chăn nuôi.
Hàng nông sản có chịu thuế GTGT không? Mức thuế suất hàng nông sản, thuế GTGT đối với sản phẩm chăn nuôi? Xuất khẩu nông sản có chịu thuế không?… Hải Dương sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết tại bài viết này.
Nội dung chính:
- I. Căn cứ pháp lý
- II. Quy định thuế suất thuế GTGT hàng nông sản
- 1. Trường hợp mặt hàng nông sản không chịu thuế GTGT
- 2. Hàng nông sản không kê khai, tính nộp thuế GTGT và chịu thuế suất 5{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
- 3. Trường hợp hàng nông sản chịu thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
- 4. Trường hợp hàng nông sản chịu thuế suất 10{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
- III. Các câu hỏi thường gặp về thuế suất, thuế GTGT đối với hàng nông sản
- CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Thông tư 219/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2014;
- Thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- QUY ĐỊNH THUẾ SUẤT THUẾ GTGT HÀNG NÔNG SẢN
Theo quy tắc cơ bản của thuế GTGT là các sản phẩm, hàng hóa dù trải qua khâu nào từ khâu sản xuất, thương mại đến khâu tiêu dùng thì đều chịu thuế suất như nhau.
Tuy nhiên, có một mặt hàng đặc biệt là sản phẩm từ trồng trọt chăn nuôi, qua từng giai đoạn, ở từng khâu sẽ chịu mức thuế suất khác nhau. Chi tiết sẽ được Kế toán Hải Dươg chia sẻ tại bài viết này.
- Trường hợp mặt hàng nông sản không chịu thuế GTGT
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC: Các sản phẩm thu được từ trồng trọt (bao gồm cả những sản phẩm thu được từ rừng trồng), chăn nuôi, thủy hải sản tự nuôi trồng hoặc đánh bắt được chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, bảo quản thông thường của tổ chức, cá nhân tự đánh bắt, sản xuất bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Lưu ý: Các sản phẩm nông sản ở trường hợp này chỉ ở khâu sản xuất và khâu nhập khẩu mới thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, còn ở khâu thương mại thì phải chịu thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty Kế toán Hải Dương có trồng 300m2 cây lạc để bán thì củ lạc thu được hoặc hạt lạc thu được từ việc sấy khô bóc vỏ đều là các đối tượng không chịu thuế GTGT.
➜ Trường hợp công ty Kế toán Hải Dương thu mua lạc từ công ty khác về bán cho các siêu thị thì các sản phẩm từ lạc này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- Hàng nông sản không kê khai, tính nộp thuế GTGT và chịu thuế suất 5{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
Theo Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT gồm:
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế về bán cho các doanh nghiệp, hợp tác xã khác (ở khâu kinh doanh thương mại) thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT;
- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mua các sản phẩm nông sản này bán cho các đối tượng khác như: cá nhân, hộ kinh doanh, các tổ chức khác thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44};
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì khi bán các sản phẩm này ở khâu thương mại phải kê khai tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} trên doanh thu.
Ví dụ: Công ty Kế toán Hải Dương là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua lạc của cá nhân, tổ chức trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua, sản phẩm lạc thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, như vậy:
➜ Sau khi thu mua công ty Hải Dương bán lạc cho công ty lương thực B thì công ty Hải Dương không phải kê khai tính nộp thuế GTGT đối với số lạc đã bán cho công ty B;
➜ Trường hợp công ty Hải Dương bán trực tiếp lạc cho người tiêu dùng thì công ty Hải Dương kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế GTGT là 5{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}.
- Trường hợp hàng nông sản chịu thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
Mức thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} được áp dụng cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu ra nước ngoài và những khu phi thuế quan (hiểu đơn giản là các sản phẩm nông sản ở khâu xuất khẩu).
Đối với cả trường hợp tổ chức sản xuất ra xuất khẩu và tổ chức kinh doanh thương mại mua hàng trong nước rồi xuất khẩu đều được áp dụng thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}.
Ví dụ: Công ty Kế toán Hải Dương thu mua lạc rồi xuất khẩu sang Trung Quốc thì doanh thu của công ty Hải Dương thu được từ việc xuất khẩu lạc sẽ kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}.
- Trường hợp hàng nông sản chịu thuế suất 10{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
Trường hợp sản phẩm từ trồng trọt chăn nuôi đã tẩm ướp gia vị hoặc chế biến thành món khác thì áp dụng thuế suất 10{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} (đối với sản phẩm ở cả khâu sản xuất và khâu thương mại).