Đối tượng chịu thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} và cách kê khai thuế GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}

Đối tượng chịu thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} và cách kê khai thuế GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}

Bạn có biết: Đối tượng chịu thuế GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}? Các mặt hàng không chịu thuế GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}? Điều kiện áp dụng thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}? Cách kê khai hóa đơn xuất khẩu 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}? Kế toán Hải Dương sẽ giúp bạn giải đáp tại bài viết dưới đây.

Nội dung chính:

  • I. Căn cứ pháp lý
  • II. Đối tượng chịu thuế SUẤT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
    • 1. Đối tượng chịu thuế suất GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} (VAT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44})
    • 2. Đối tượng không chịu thuế suất GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
  • III. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
  • IV. Quy định về sử dụng hóa đơn với hàng xuất khẩu và cách kê khai thuế GTGT
  1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
  • Luật Thuế giá trị gia tăng;
  • Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013;
  • Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016.
  1. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ SUẤT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
  2. Đối tượng chịu thuế suất GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} (VAT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44})

Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định 4 nhóm đối tượng được áp dụng mức thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} bao gồm:

  • Hàng hóa dịch vụ dùng cho xuất khẩu ra nước ngoài;
  • Hoạt động xây dựng, lắp đặt cho các công trình nước ngoài và khu phi thuế quan;
  • Vận tải quốc tế;
  • Các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng xuất khẩu.

1.1. Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  • Hàng hóa dùng xuất khẩu, bao gồm ủy thác xuất khẩu;
  • Hàng hóa bán cho các tổ chức, cá nhân thuộc khu phi thuế quan, cho các cửa hàng miễn thuế;
  • Hàng hóa xác định được việc chuyển giao hàng hóa ở ngoài nước;
  • Các loại vật tư, phụ tùng máy móc, sữa chữa tiêu dùng cho tổ chức nước ngoài;
  • Các trường hợp được coi là xuất khẩu khác theo quy định:

➢ Hợp đồng gia công chuyển tiếp (có thể hiểu là sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau);

Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện gia công cho công ty X có trụ sở ở Singapore, không có đại diện ở Việt Nam, hợp đồng gia công 500.000 chi tiết gia công cơ khí, sản phẩm sau khi gia công, công ty X chỉ định A giao cho 1 doanh nghiệp C tại Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện. Doanh thu hoạt động gia công của công ty A thuộc trường hợp tính thuế GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}. Công ty thực hiện thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp theo quy định của cơ quan hải quan.

➢ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ (đối tượng cung ứng là cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng có địa điểm giao hàng tại Việt Nam theo yêu cầu của bên cung ứng);

➢ Hàng hóa xuất khẩu phục vụ nhu cầu tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

1.2. Dịch vụ xuất khẩu bao gồm:

  • Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài để tiêu dùng ngoài Việt Nam (đối tượng không cư trú tại Việt Nam, cá nhân tổ chức Việt Nam ở nước ngoài hoặc ở nước ngoài trong thời gian cung ứng dịch vụ);
  • Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho đối tượng là tổ chức, cá nhân tại khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan;
  • Trường hợp hai chủ thể nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ mà việc cung cấp diễn ra cả trong và ngoài Việt Nam thì chỉ phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam mới được tính thuế 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} (trừ dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} trên toàn bộ giá trị hợp đồng). Nếu hợp đồng thỏa thuận không quy định rõ phần dịch vụ được thực hiện ở Việt Nam và ở ngoài Việt Nam thì phần được tính áp thuế có thể dựa theo tỷ lệ {8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} chi phí phát sinh ở Việt Nam so với tổng chi phí của cả phần dịch vụ phát sinh ngoài Việt Nam. Đồng thời, cung cấp đầy đủ các chứng từ chứng minh phần dịch vụ thực hiện ở nước ngoài.

Ví dụ: Công ty A và Công ty B là các doanh nghiệp tại Việt Nam ký kết hợp đồng tư vấn trong đó công ty A là bên khảo sát, tư vấn cho B về thị trường 1 số mặt hàng tiêu dùng ở Campuchia tổng giá trị hợp đồng 5 tỷ. Hợp đồng được xác định có phát sinh công việc khảo sát thực tế tại Campuchia của 2 bên và việc tổng hợp số liệu, báo cáo tư vấn tại Việt Nam:

>> Trường hợp hợp đồng tách riêng phần doanh thu tương ứng của 2 hoạt động trên, thị phần doanh thu tương ứng với việc khảo sát thị trường thực tế tại Campuchia áp dụng mức thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}, phần doanh thu cho công việc tại Việt Nam là 10{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44};

>> Trường hợp hợp đồng không tách riêng doanh thu tại Việt Nam và Campuchia, công ty A tiến hành tổng hợp các chi phí phát sinh tại Campuchia. Tổng chi phí 1.2 tỷ gồm phí đi lại, ăn ở, mua đồ dùng, thuê tư vấn nước ngoài… có chứng từ mua bán, thanh quyết toán đi kèm và chi phí thực hiện ở Việt Nam 2.8 tỷ thì phần doanh thu tính thuế 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} được xác định: 5 tỷ x 1.2 tỷ/(1.2 tỷ+ 2.8 tỷ) = 1.5 tỷ

1.3. Vận tải quốc tế:

Vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa di chuyển quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại hoặc cả điểm đi và đến ở hai nước khác nhau. Trong đó gồm vận tải đường hàng không và vận tải đường biển.

1.4. Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải áp dụng thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở ngoài nước hoặc tổ chức thông qua đại lý, bao gồm:

  • Một số dịch vụ của ngành hàng không như:

➢ Dịch vụ cung cấp ăn uống, dịch vụ cất hạ cánh tại sân cảng, dịch vụ đậu, lưu trú an ninh bảo vệ;

➢ Dịch vụ kiểm tra an ninh hành khách (soi, quét);

➢ Dịch vụ cơ sở băng chuyền hành lý, hỗ trợ kỹ thuật tại mặt đất, các dịch vụ bảo vệ, di chuyển, hướng dẫn tàu bay…;

➢ Dịch vụ hỗ trợ hướng dẫn hành khách, hỗ trợ chất xếp, bốc vác, kiểm đếm hàng hóa… trong các chuyến bay đi quốc tế tại cảng hàng không Việt Nam.

  • Một số dịch vụ của ngành hàng hải như:

➢ Dịch vụ liên quan đến tàu biển, cứu hộ hàng hải;

➢ Dịch vụ tại cầu cảng, bến phao như bốc vác, hạ hàng…

1.5. Hàng hóa, dịch vụ khác:

  • Các hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình tại nước ngoài hoặc ở khu quy định phi thuế quan;
  • Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu trừ các hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể mức thuế suất áp dụng;
  • Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  1. Đối tượng không chịu thuế suất GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}
  • Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài:

➢ Tái bảo hiểm ra nước ngoài (chuyển trách nhiệm bảo hiểm giữa các doanh nghiệp);

➢ Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, sở hữu trí tuệ;

➢ Chuyển nhượng vốn cung cấp các dịch vụ tín dụng, tài chính, đầu tư chứng khoán, bưu chính viễn thông;

➢ Tài nguyên, khoáng sản thô, chưa qua chế biến;

➢ Các mặt hàng như: thuốc lá, rượu bia được nhập khẩu về sau đó xuất khẩu ra nước ngoài thì không thuộc đối tượng phải tính thuế giá trị gia tăng bán ra nhưng đồng thời cũng không được tính khấu trừ thuế giá trị gia tăng mua vào.

  • Một số hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan dưới đây cũng thuộc nhóm không áp dụng thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}:

➢ Ô tô;

➢ Dịch vụ bưu chính viễn thông, thẻ cào điện thoại;

➢ Mặt hàng là xăng, dầu phục vụ phương tiện vận tải tại nội địa;

➢ Các dịch vụ cho thuê như văn phòng, khách sạn, vận chuyển đưa đón người lao động…

  • Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} gồm:

➢ Dịch vụ thanh toán qua các kênh điện tử;

➢ Dịch vụ mang tính chất giải trí, văn hóa, nghệ thuật thể dục thể thao thi đấu;

➢ Dịch vụ cung cấp hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ gắn với việc buôn bán và tiêu thụ tại Việt Nam…

Ví dụ:  Công ty A ký hợp đồng tổ chức hội thảo trực tuyến cho công ty D có trụ sở tại Singapore (không có cơ sở thường trú ở Việt Nam) tổng trị giá hợp đồng 10.000 USD (bao gồm chi phí thuế phát sinh tại Việt Nam nếu có). Công việc bao gồm: tìm kiếm đối tượng khách hàng quan tâm là cá nhân cư trú tại Việt Nam, tư vấn nội dung hội thảo, mời tham dự. Khách hàng tham gia hội thảo được xác định là người Việt Nam. Trong trường hợp này, hợp đồng trên phải chịu thuế suất 10{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}.

III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG GTGT 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}

Doanh nghiệp để được áp dụng mức thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} theo đúng ngành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã quy định thì cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

  • Hợp đồng thỏa thuận mua bán, cung ứng;
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng công ty hoặc chứng từ khác phù hợp theo quy định của pháp luật;
  • Tờ khai hải quan sau khi hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ cũng như xuất vào các khu phi thuế quan;
  • Trường hợp xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào khu phi thuế quan, vận tải quốc tế cần xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

Lưu ý: Đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, khu chế xuất công ty không cần kê khai hải quan tuy nhiên nên thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế hoặc các tài liệu liên quan để chứng minh được về việc sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp cho nước ngoài không tiêu dùng tại Việt Nam hoặc chỉ thực hiện trong khu phi thuế quan. Ngoài ra, nếu cung cấp dịch vụ trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp nên lưu lại giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư của khách hàng.

Khoản 2, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định điều kiện áp dụng thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} như sau:

  1. Đối với hàng hóa xuất khẩu
  • Có các hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên như: hợp đồng mua bán, hợp đồng gia công, hợp đồng ủy thác…;
  • Chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định hiện hành;
  • Tờ khai hải quan theo hướng dẫn về thủ tục hải quan trừ một số trường hợp không cần tờ khai hải quan theo quy định tại Khoản 2, Điều 16, Thông tư 219.

Cụ thể:

>> Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua các phương tiện điện tử thì phải thực hiện đúng đủ các quy định về thủ tục để xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm mà bên bán xuất khẩu qua phương tiện điện tử đã đăng ký theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

>> Ngoài ra còn có các hoạt động phổ biến như: hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình tại nước ngoài hay trong các khu phi thuế quan, các cơ sở kinh doanh cung cấp các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng là hàng hóa phục vụ trực tiếp hàng ngày cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại khu chế xuất.

Lưu ý: Trong trường hợp chuyển giao hàng hóa mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam thì cơ sở kinh doanh phải có tư liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa xảy ra ở ngoài Việt Nam. Bên cạnh hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán còn có các chứng từ chứng minh giao nhận như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ bên bán…

  1. Đối với dịch vụ xuất khẩu
  • Hợp đồng thỏa thuận về cung ứng dịch vụ với đối tượng là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan;
  • Chứng từ chứng minh giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định.

Lưu ý: Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ sửa chữa tàu cho tổ chức, cá nhân ngoài nước, thì phải bổ sung thủ tục nhập khẩu khi đưa tàu vào nước cho công tác sửa chữa và sau khi sửa chữa thì phải làm thủ tục xuất khẩu mới được áp dụng mức ưu đãi thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}.

  1. Đối với vận tải quốc tế
  • Có hợp đồng thỏa thuận về cung ứng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa hai bên ở đây là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển theo chặng di chuyển quốc tế. Chứng từ có yếu tố quan trọng chứng minh giao dịch trong vận chuyển hành khách đó là vé. Theo đó, các tổ chức, cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế phải thực hiện theo quy định chi tiết về pháp luật vận tải;
  • Có chứng từ thanh toán chứng minh giao dịch thực hiện qua ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp đối với trường hợp đối tượng vận chuyển là hành khách.
  1. Đối với dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải

4.1. Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} được thực hiện trong khu vực thuộc cảng hàng không quốc tế, sân bay… cần đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Có hợp đồng thỏa thuận, yêu cầu về việc cung ứng dịch vụ với đối tượng là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, hãng hàng không quốc tế;
  • Có chứng từ thanh toán chứng minh giao dịch qua ngân hàng.

Lưu ý: Trường hợp các dịch vụ cung cấp cho đối tượng là tổ chức nước ngoài, hãng hàng không quốc tế nhưng cung ứng không phát sinh thường xuyên, lịch trình không cố định và không có hợp đồng thì phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của tổ chức nước ngoài, hãng hàng không quốc tế.

Ngoài ra đối với dịch vụ của ngành hàng không phục vụ hành khách di chuyển quốc tế từ sân, cảng hàng không Việt Nam thì không áp dụng các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng được nêu ở trên.

4.2. Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} thực hiện tại khu vực cảng cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Có hợp đồng thỏa thuận, yêu cầu cung ứng dịch vụ với đối tượng là tổ chức ở nước ngoài và cá nhân đại lý tàu biển;
  • Có chứng từ thanh toán chứng minh giao dịch qua ngân hàng.
  1. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN VỚI HÀNG XUẤT KHẨU VÀ CÁCH KÊ KHAI THUẾ GTGT
  2. Về việc hóa đơn xuất khẩu

1.1. Doanh thu xuất khẩu có phải lập hóa đơn?

Theo Khoản 1, Điều 5, Thông tư 119/2014/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 3, Thông tư 39/2014/TT-BTC) và Khoản 7, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC (Sửa đổi Khoản 4, Điều 16, Thông tư 219/2013/TT-BTC):

  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại. Trong đó hóa đơn thương mại là mẫu do công ty tự thiết kế và không cần thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý. Trên hóa đơn cần có thông tin của người mua và thông tin hàng hóa, số lượng, thanh toán và được lưu trữ cùng bộ tờ khai xuất khẩu ra nước ngoài;
  • Đối với hàng hóa, dịch vụ được doanh nghiệp nội địa xuất vào khu vực phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (với doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ) hoặc hóa đơn bán hàng (với doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp) theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn mới tại Điều 8, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ phải xuất hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng trong cả trường hợp xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ra nước ngoài. Dự kiến quy định áp dụng khi nghị định có hiệu lực, từ 01/07/2022 hoặc khi có văn bản hướng dẫn thi hành.

1.2. Về thời điểm lập hóa đơn 

Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định thời điểm lập hóa đơn hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Ngày lập hóa đơn đối với việc kinh doanh hàng hóa là thời điểm bên bán chuyển giao quyền cho bên mua đối với việc sở hữu cũng như sử dụng hàng hóa, không dựa trên việc bên bán đã thu được tiền hay bên mua chưa thanh toán;
  • Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ không phân biệt việc bên bán đã thu được tiền hay bên mua chưa thanh toán;
  • Riêng đối với cung ứng dịch vụ thì nếu trường hợp bên cung cấp dịch vụ đã thu tiền trước hoặc trong quá trình hoàn thành dịch vụ thì bên bán phải xuất hóa đơn cho bên mua tại ngày bên mua thanh toán tiền. Tuy nhiên, trường hợp này không bao gồm thu tiền cho mục đích đặt cọc, tạm ứng để đảm bảo hai bên thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ đã thỏa thuận.

 Kết luận: 

Đối với dịch vụ xuất khẩu, thời điểm xuất hóa đơn phù hợp với quy định trên.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, ngoài ngày chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa thì ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. Do đó, có thể có chênh lệch giữa ngày chuyển giao hàng hóa và ngày hoàn thành thủ tục hải quan. Tuy nhiên, thường các hóa đơn thương mại và hóa đơn GTGT/hóa đơn bán hàng không xuất sau ngày tờ khai để giảm rủi ro về việc xuất hóa đơn sai thời điểm.

  1. Về cách kê khai hóa đơn 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}

Phương pháp kê khai – Hiện nay, doanh nghiệp có  thể chọn kê khai bằng cách nhập trực tiếp trên trang Thuế điện tử hoặc thông qua phần mềm hỗ trợ HTKK.

➤ Khai thuế GTGT đầu vào đối với bên mua: Đối với trường hợp này doanh nghiệp chỉ cần kê khai “Số tiền giá trị hàng hóa, dịch vụ” vào “Chỉ tiêu 23” trên “Tờ khai thuế GTGT” (mẫu 01/GTGT).

Ví dụ 1:

Công ty TNHH Luật và DV kế toán Hải Dương phát sinh hóa đơn mua vào số 0000001 có số tiền giá trị hàng hóa, dịch vụ là: 1.500.000đ thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}.

➤ Khai thuế GTGT đầu ra đối với bên bán:

  • Trường hợp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Doanh nghiệp kê khai hóa đơn thương mại (hoặc hóa đơn thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}) vào “Chỉ tiêu 29” (Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}) trên “Tờ khai thuế GTGT (01/GTGT)”.

Ví dụ 2: Công ty TNHH Luật và DV kế toán Hải Dương phát sinh hóa đơn bán ra số 0000002 có số tiền giá trị hàng hóa, dịch vụ là: 10.000.000đ thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44}.

  • Trường hợp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Doanh nghiệp kê khai hóa đơn thương mại (hoặc hóa đơn bán hàng) vào “Chỉ tiêu 21” (Doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0{8ce2139b0b0845f40b75df1fd6b7d4c87ef3ed6cdef6e3584b2dcf2382f05e44} và không chịu thuế) trên “Tờ khai thuế GTGT” (mẫu 04/GTGT).

Ví dụ 3:

Quý DN cần tư vấn liên hệ theo thông tin dưới để được giải đáp thắc mắc:

Email: ketoanhaiduong112@gmail.com

Web: https://ketoanthuehdtax.com.vn/

SDT: (zalo): 0983.0982.95 – 0964.897.012

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.